Hoa Hậu Hoàn Vũ là một trong
những cuộc thi sắc đẹp danh giá tại Việt Nam. Cuộc thi giống như 1 phiên bản thu
nhỏ của Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế giới. Thí sinh giành giải nhất không chỉ giành được
nhiều phần thưởng giá trị mà còn đại diện cho Việt Nam đi thi đấu ở đấu trường
nhan sắc quốc tế. Vì vậy có thể nói đây là cơ hội “vàng” cho nhiều người muốn
đổi đời.
Chính vì thế hàng năm cuộc
thi thu hút hàng nghìn thí sinh từ khắp cả nước tham gia bao gồm cả những thí
sinh đã từng chinh chiến trên nhiều chiến trường sắc đẹp lẫn những thí sinh đầy
bỡ ngỡ lần đầu đi thi. Các báo đài cũng nô nức đưa tin khen chê thí sinh, bình
luận về ban tổ chức.
Tuy nhiên với tư cách là
khách mời đến tham dự họp báo công bố top 35 thí sinh lọt vào vòng Bán kết Hoa
Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2015, người viết cảm nhận rõ được sự thiếu vắng của khách
mời, sự thiếu quan tâm của báo chí cũng như sự thờ ơ của các nhà tài trợ chương
trình đúng như các báo đài đã từng đưa tin. Vậy tại sao cuộc thi sắc đẹp danh
tiếng như vậy lại xuống dốc nhanh vậy? Hôm nay người viết xin được đưa ra vài lí
do cơ bản nhất để mọi người cùng phân tích, mổ xẻ và đánh giá.
“Ngộ” hội chứng thi sắc đẹp.
Mỗi năm trên cả nước có hàng chục hàng trăm cuộc thi sắc đẹp từ cấp trường, cấp
huyện, cấp tỉnh cho đến cấp quốc gia. Những cái tên như: Hoa khôi du lịch, Hoa
khôi Đồng bằng sông Cửu Long, Hoa Hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Người Việt… đã
quá quen thuộc với nhiều người. Đó là còn chưa kể đến nhan nhản các cuộc thi tầm
trung khác như Nữ sinh thanh lịch, Miss Teen, Miss Thăng Long, Người đẹp Tây Đô,
Hoa khôi thể thao, Người đẹp biển… Các cuộc thi sắc đẹp nở rộ như hoa ban vào
mùa khiến khán giả bị “ngộ độc” không thể nhớ nổi. Tên cuộc thi này chồng chéo
lên tên cuộc thi khác như thách đố trí nhớ của khán giả. Vào mùa thi hàng ngày
hàng tuần trên hầu hết các sạp báo lấp đầy thông tin thí sinh, tràn lan hình ảnh
quảng cáo nhà tài trợ, người mua sẽ phải đau đầu để tìm ra 1 tờ báo chính trị
đúng nghĩa.
Cầm tờ báo trên tay khán giả
lại tiếp tục bị đầu độc vì khuôn mặt thí sinh. Thí sinh nào cũng bikini 2 mảnh
tay chống hống đầu nghiêng 45 độ nhìn phía trước. Thậm chí có trường hợp cùng 1
khuôn mặt mà khán giả thấy xuất hiện liên tục hết cuộc thi này đến cuộc thi khác;
hay vẫn khuôn mặt ấy xuất hiện trong 1 cuộc thi từ năm này qua năm khác, kiên
nhẫn đến mức là khán giả phải thốt lên 1 câu “phát ngán!”. Có lẽ ban giám khảo
nên bổ sung thêm giải “kiên trì” cho những thí sinh này và giải “kiên cường” cho
những khán giả kiên trì theo dõi đến hết cuộc thi.

Thí sinh Nguyễn Thị Loan đã
đạt
ngôi vị á hậu 2 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013,
top 25 MissWorld 2014
lại tiếp tục đăng kí thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2015
Các cuộc thi sắc đẹp xuống
giá như đại hạ giá. Đó là hậu quả của việc khán giả quá ngán với các cuộc thi
nên không còn quan tâm như trước. Điều quan trọng là tư cách hoa hậu, hoa khôi
cũng bị cho là xuống giá. Hàng loạt scandal gần đây dinh đến các hoa hậu như:
Hoa hậu Mai Phương Thúy chụp ảnh phản cảm, Hoa hậu Thùy Dung chưa tốt nghiệp cấp
3, Hoa Hậu Diễm Hương gian dối chuyện đã lấy chồng trước khi đi thi, Người đẹp
Vương Thu Phương bị loại ngay từ trước vòng chung kết vì dối trá chuyện đã có
chồng… Người đẹp sau khi giành giải không chịu học hành, tu dưỡng đạo đức, tham
gia từ thiện làm tròn trách nhiệm của mình, mà chỉ chăm chú kinh doanh kiếm tiền
tư lợi cá nhân, cặp bồ “chân dài đại gia”, thậm chí là bán dâm để kiếm tiền. Có
thể là chút bồng bột tuổi trẻ, có thể là bị ép buộc, có thể là cố tình vi phạm
pháp luật nhưng dù là lí do gì cũng đều khiến khán giả rất thất vọng.

Hoa hậu Diễm Hương giấu nhẹm
chuyện đã có chồng khi đi thi
Truyền thông, các nhà tài trợ
không còn tìm thấy lợi nhiều từ các cuộc thi sắc đẹp. Khán giả không còn quan
tâm, điều tất yếu là truyền thông cũng ít đưa tin hơn. Các thông tin về giá xăng,
điện nước, thông tin bão lũ, chính trị lại có sức hút hơn. Các nhà tài trợ cũng
nhìn ra tiềm năng hạn chế từ các cuộc thi. Sức lan tỏa cuộc thi hẹp tương ứng
với sự truyền bá các thương hiệu tài trợ cũng bị hạn chế. Vì vậy đầu tư truyền
thông thương hiệu vào các cuộc thi sắc đẹp trong thời điểm hiện tại là 1 sự liều
lĩnh.
Trở về đúng bản chất của 1
cuộc thi sắc đẹp. 1 cuộc thi sắc đẹp dù có thêm phần thi ứng xử bản chất của nó
vẫn là 1 cuộc đối đầu giữa các nhan sắc. Trên thế giới các cuộc thi nhan sắc
thường không được coi trọng. Chúng ta thường chỉ nghe tới 1 số cuộc thi tiêu
biểu được coi là danh giá như: Hoa hậu thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái
Đất. Các hoa hậu sau đăng quang nếu không biết tận dụng cơ hội học tập và làm
việc, nếu không có tài năng sẽ dễ dàng bị lu mờ. Trên thế giới rất hiếm hoa hậu
đi sâu vào trí nhớ của mọi người nếu không trở thành 1 nhà xã hội học, 1 ca sĩ
hay 1 diễn viên điện ảnh.
Bởi vì suy cho cùng hoa hậu cũng chỉ là 1 chức danh chứ chưa phải là 1 tài năng.
Do đó mà ở Mỹ người ra thường nhắc tới diễn viên Hollywood này kia chứ rất hiếm
khi nhắc đến hoa hậu này nọ.
Trách nhiệm của hoa hậu sau
đăng quang cũng là điều rất được coi trọng. Trên thế giới Hoa hậu sắn sàng bị
tước vương miện nếu như không chịu tham gia từ thiện, chụp ảnh khỏa thân, nói
dối, không làm tròn nghĩa vụ hoa hậu… Ở Việt Nam các lí do này đã có đủ nhưng
chưa hoa hậu nào bị tước vương miện khiến cho khán giả có cảm giác bị thiếu tôn
trọng, bị ban tổ chức lấy ra đùa giỡn.

Hoa hậu Hoàn vũ
2002
OxanaFedorova
bị tước vương miện do
“không
làm tròn nghĩa vụ hoa hậu"
Từ đó người viết có thể khẳng
định rằng Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam cũng như nhiều cuộc thi sắc đẹp khác hiện nay
đã không còn hấp dẫn như xưa. Muốn thu hút như xưa các cuộc thi cần thay đổi, có
sự chọn lọc và tôn trọng khán giả.
Tag:
#smsvoting,
#dichvubinhchontinnhan,
#mobilevoting,
#binhchon,
#smsbinhchon
C ác tin khác_____________________________________________________________
àng
EPU 2015 nhờ SMS Voting tìm ra thí sinh được yêu thích nhất
ên
sử dụng SMS Voting trong các chương trình bình chọn?
|